Sá sùng và những tác dụng của nó – bạn đã biết chưa?

Trong vô số những loại đặc sản Việt Nam, khi nói đến sá sùng không phải ai cũng biết về nó. Vậy sá sùng là gì và nó có tác dụng như thế nào? Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá về sá sùng nhé.

Xem thêm: Điểm danh món ăn được người tiêu dùng ưa chuộng nhất hiện nay

Sá sùng là một loại hải sản. Sá sùng có nhiều ở các bãi cát pha bùn thuộc vịnh Bắc bộ, Nha Trang, Bến Tre, Bạc Liêu, Côn đảo…, trong đó nổi tiếng nhất là sá sùng ở Vân Đồn (Quảng Ninh).

sa-sung
Sá sùng

Từ xa xưa, sá sùng đã được xếp vào hàng những loại thực phẩm và thuốc có tác dụng bổ dưỡng cao cấp.

Sá sùng có từ tháng 3 đến tháng 7 và đây cũng là giai đoạn sá sùng có chất lượng tốt nhất. Thịt sá sùng có chứa 17 nguyên tố khoáng, 18 loại acid amin. Người ta khai thác sá sùng khi thuỷ triều xuống, dùng mai đào cát để bắt rồi lộn trái thân, bỏ nội tạng và đất cát, đem phơi hoặc sấy khô để ăn hoặc làm thuốc.

Trước đây sá sùng được dùng thay cho bột ngọt hay mì chính ngày nay để chế ra những nồi nước dùng, nồi canh có hương vị thơm ngọt đặc biệt, nhất là nước phở.

Ngày nay, sá sùng vẫn được dùng để chế biến vào những món phở. Ngoài ra người ta còn dùng sá sùng tươi hoặc sá sùng khô nướng trên bếp than dùng để chế biến thành các món xào chua ngọt hoặc thay tôm nấu các món canh.

Theo dược học cổ truyền, sá sùng vị mặn, tính lạnh, có công dụng bổ dưỡng phần âm và giải nhiệt, làm mát phổi và cải thiện công năng tỳ vị, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đổ mồ hôi trộm, ho khạc đờm nhiều do phế hư; tiểu đêm nhiều; răng lợi sưng đau…

Thêm nữa, sá sùng biển còn được chế biến dùng để làm thuốc với tác dụng bổ thận ích tinh, chữa yếu sinh lý, liệt dương, bồi bổ ngũ tạng, tư âm tráng dương, tăng cường khí lực.

Theo nghiên cứu của các bác sĩ, với thành phần dinh dưỡng phong phú, chắc chắn sá sùng có khả năng hỗ trợ trị liệu ung thư, đặc biệt đối với những bệnh nhân phải chịu những tác dụng có hại của hoá trị liệu và xạ trị liệu.